Những thuật ngữ newbie cần biết khi viết bài chuẩn Seo

Mới tập tành viết bài chuẩn Seo, hẳn bạn sẽ bỡ ngỡ với những thuật ngữ tiếng Anh lạ lùng. Việc hiểu được các từ ngữ liên quan đến SEO sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi nhận job viết bài online. Dưới đây là những thuật ngữ cần biết khi viết bài chuẩn Seo, bạn đừng bỏ qua nhé!

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quy trình giúp nâng cao thứ hạng website. Như vậy người dùng có thể dễ dàng tiếp cận với trang web của bạn hơn.

SEO không phải là viết bài chuẩn Seo. SEO là một quá trình, trong đó viết bài chuẩn Seo chỉ là một trong những quá trình làm SEO.

Công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm (Search Engine) là hệ thống giúp người dùng tìm kiếm thông tin có trên Internet. Có rất nhiều công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bling,… Trong đó Google được xem là công cụ phổ biến nhất hiện nay.

Theo thống kê của Statista vào tháng 2.2021, thị phần các công cụ tìm kiếm chiếm phần trăm như sau:

+ Google: 80,6%

+ Bing: 6,7%

+ Yahoo: 2,71%

+ Baidu: 0,54% (Công cụ tìm kiếm của Trung Quốc)

Dựa vào số liệu đó, có thể dễ dàng thấy Google dẫn đầu thị trường tìm kiếm toàn cầu. Chính vì thế cộng đồng SEO website quan tâm và chú ý nhiều đến Google cũng như SEO trên công cụ tìm kiếm này.

Thẻ Heading

Nói một cách dễ hiểu, Heading tức là tiêu đề bài viết. Có 6 loại thẻ Heading tương ứng H1 (Heading 1), H2, H3, H4, H5, H6.

+ Thẻ H1: Thẻ quan trọng trong bài viết, nhấn mạnh nội dung/chủ đề cần viết. Thông thường thẻ H1 là tiêu đề chính của bài viết.

Tiêu đề bài viết còn có thể gọi là “tít” (tiếng Anh là Title)/nhan đề/đầu đề.

+ Thẻ H2: Tiêu đề phụ, dòng mô tả ngắn gọn để bổ trợ cho thẻ H1. Một bài viết sẽ có 2 thẻ H2 trở lên. Việc chọn số lượng H2 còn phụ thuộc vào dàn ý triển khai của người viết.

+ Thẻ H3: Sử dụng thẻ này để mô tả cụ thể về các ý nhỏ trong bài. Bạn có thể sử dụng H3 để bổ trợ cho H2.

+ Thẻ H4, H5, H6: Những thẻ này được sử dụng để nói về những phần phụ, phần bổ sung,…

Sapo là gì?

Thực tế thuật ngữ sapo ít dùng trong viết bài chuẩn Seo. Thay vào đó người ta gọi là đoạn mở đầu/phần mở đầu.

Sapo (tiếng Pháp là chapeau) thường nằm trên cùng bài viết.

Một bài viết chuẩn Seo có bố cục gồm:

+ Mở bài (chính là Sapo)

+ Thân bài

+ Kết thúc

Đọc thêm bài viết:

5 cách sử dụng con số để viết tiêu đề hấp dẫn

6 cách viết mở đầu cứu nguy cho bạn khi bí ý tưởng

Keyword

Keyword là từ khóa, là những từ/cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin họ cần.

Để tìm từ khóa, chúng ta phải có công cụ nghiên cứu từ khóa, đó có thể là công cụ miễn phí hoặc có phí. Thông thường nếu bạn là CTV viết bài, thì bộ keyword sẽ được cung cấp từ khách hàng.

Có rất nhiều cách phân loại từ khóa.

+ Theo số lượng: Từ khóa ngắn và từ khóa dài.

+ Theo tính chất: Từ khóa chính và từ khóa phụ

Unique là gì?

Unique là thuật ngữ quen thuộc đối với những người viết bài chuẩn Seo. Unique là duy nhất, độc nhất. Bài viết chuẩn seo 100% unique tức là bài viết có nội dung độc đáo, không bị trùng lặp với bất kỳ bài viết nào khác.

Seo Onpage/Seo Offpage

+ Seo Onpage: Tối ưu hóa bất cứ thứ gì có trên trang của bạn (hình ảnh, nội dung,…)

+ Seo Offpage: Tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website (xây dựng các liên kết trỏ về website,…)

Sau khi đã Seo Onpage, người ta sẽ thực hiện Seo Offpage cho website.

Thẻ Meta là gì?

Meta (Meta Tag): Những dòng mã đặt ở đầu trang web chứa thông tin về trang đó. Ví dụ như tiêu đề, mô tả, ngôn ngữ,… nhằm cung cấp cho các công cụ tìm kiếm biết và thu thập thông tin về trang web của bạn. Có rất nhiều thẻ Meta, tuy nhiên trong bài viết chuẩn Seo sẽ có những loại thẻ quan trọng:

+ Thẻ Meta Title: Thẻ khai báo tiêu đề của bài viết, nó giúp tiêu đề hiển thị đầy đủ trên công cụ tìm kiếm.

+ Meta Description: Tóm gọn nội dung bài viết hoặc một dòng chữ kích thích người đọc click vào link bài viết.

Ví dụ: Khi bạn gõ từ khóa “chữa bí từ trong viết lách” trên Google, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị:

External Links/Internal Links/Anchor text

Ngoài ra những thuật ngữ quen thuộc, còn một số thuật ngữ khác mà bạn nên quan tâm. Ví dụ như:

+ External Links (Liên kết ngoài): Các liên kết trỏ đến bất kỳ một website khác.

+ Internal Links (Liên kết nội bộ): Các liên kết đi từ một trang trên một miền đến một trang khác trên cùng một tên miền. Hiểu đơn giản, khi lick vào các Internal Links, nó sẽ dẫn đến một bài viết khác cũng ở trên trang web của bạn.

+ Anchor text: Là đoạn văn bản chứa link.

Bạn đọc ví dụ sau: “Xem thêm các bài viết về cách sử dụng con số khi viết tiêu đề tại đây. Bài viết được dịch nguồn từ Writedirection.”

Trong đó “Tại đây” và “Writedirection” là Anchor text, link liên kết https://duongstory.com/5-cach-su-dung-con-so-de-viet-tieu-de/ là Internal Links và link liên kết https://writedirection.com/5-reasons-numbers-in-headlines-work/ là External Links.

Một số bài viết dành cho CTV viết bài chuẩn Seo:

Cải thiện những lỗi sai cơ bản sau chắc chắn bạn sẽ viết tốt hơn

Những kiểu CTV “trời ơi đất hỡi” khiến leader nào cũng muốn bỏ chạy

Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi viết bài online – Bài học vỡ lòng dành cho CTV mới vào nghề

Một số lưu ý nhỏ

Meta Title và Tiêu đề bài viết

Ví dụ: Khi gõ từ khóa “chữa bí từ khi viết” trên Google, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị:

Meta Title: “Chữa bí từ nhờ bí thuật: Giúp bạn cải thiện tình trạng bí từ khi…”

Meta Description: “Làm thế nào để cải thiện tình trạng bí từ trong viết lách? Cùng tìm hiểu bí quyết giúp bạn dùng từ chính xác hơn qua bài viết dưới đây nhé.”

Vì tiêu đề bài quá dài, nên Meta Title sẽ không hiển thị đầy đủ trên Google mà sẽ thành “Chữa bí từ nhờ bí thuật: Giúp bạn cải thiện tình trạng bí từ khi…”

Vậy nên khi đặt tiêu đề, bạn nên đặt từ 60 – 70 ký tự. Như vậy Meta Title sẽ hiển thị trên Google sẽ đẹp như bạn mong muốn.

Meta Description và Sapo

Ảnh gốc: Kelly Sikkema on Unsplash

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa Meta DescriptionSapo, tuy nhiên hai thuật ngữ này khác nhau. Như giải thích ở trên, Sapo chính là đoạn mở đầu bài viết. Nó đóng vai trò kích thích sự tò mò để người đọc tìm đến phần nội dung bài viết. Nếu bài viết hay và hữu ích, người đọc sẽ ở lại với trang website lâu hơn.

Trong khi đó Meta Description hiển thị ở công cụ tìm kiếm. Nó đóng vai trò quan trọng, kích thích để người dùng ra quyết định click xem website của bạn hay không. Độ dài Meta Description tốt nhất nên dưới 160 ký tự.

Hiểu được các thuật ngữ quan trọng sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát về công việc viết bài chuẩn Seo. Cùng tham gia viết với mình tại group Ngày đẹp trời để viết nhé!

Trả lời