10 “nỗi sợ” của newbie khi muốn trở thành freelance writer (#1)

Trong một lần tham gia sự kiện dành cho cộng đồng những người làm freelancer, mình được lắng nghe, chia sẻ rất nhiều về nghề freelance writer. Một trong số câu hỏi mà các bạn vẫn còn chưa tìm được câu trả lời, chẳng hạn như là: Làm thế nào để bắt đầu viết trên mạng xã hội, cách cải thiện tình trạng chán viết, chứng ngại giao tiếp với người lạ, tình trạng chán viết khi trở thành freelance writer,…

Bài viết này, mình chia sẻ một số điều thu nhặt được từ buổi trao đổi trong cộng đồng freelancer, mong rằng sẽ giúp các bạn newbie hiểu rõ hơn về con đường mình sẽ đi.

Làm blog từ wordpress hay wix?

Một số cây viết chọn xây dựng blog/website để bắt đầu với nghề freelance writer. Thậm chí có bạn còn chọn từ bỏ wordpress để chuyển sang wix vì cho rằng đó là một nền Và câu hỏi mình nhận được là nên làm blog từ wordpress hay wix? 

Như trong chia sẻ ở nhiều bài blog khác trên duongstory.com, mỗi nền tảng làm blog đều sẽ có nhưng ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào thói quen, định hướng công việc mà bạn chọn cho mình nền tảng yêu thích. Nếu muốn tự mình tạo blog đơn giản với giao diện bắt mắt, bạn có thể bắt đầu với wix. Nếu muốn trở thành một người bắt đầu với công việc xây dựng nội dung cho doanh nghiệp trên nền tảng website, wordpress là sự lựa chọn tốt hơn. Bởi vì đây là nền tảng phổ biến được sử dụng hiện nay.

Một sai lầm của người viết là chạy theo trào lưu và không biết mình muốn gì. Thực tế chọn nền tảng nào không quan trọng bằng việc bạn kiên trì với nền tảng ấy. Chẳng hạn năm 2021, mình bắt đầu phát triển duongstory.com dù cho lúc ấy được tư vấn trên wix. Tuy nhiên mình đã kiên trì theo đuổi việc xây dựng nội dung cho blog, đến hiện tại sau hơn 2 năm phát triển, duongstory.com gặt hái được nhiều thành quả. Hơn 50% học viên của mình đến từ blog, nhiều nội dung on top trên Google hơn 1 năm.

Xây dựng THCN* nhưng ngại mạng xã hội?

THCN: Thương hiệu cá nhân

Một học viên trong khóa Viết nâng cao của mình đặt mục tiêu sản xuất 4 nội dung đều đặn trên nền tảng facebook nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân (THCN). Bạn phân chia các nội dung sẽ đăng tải, bao gồm viết cho chính mình đồng thời muốn cung cấp nội dung hữu ích và nhiều giá trị cho độc giả. Thế nhưng khi bắt đầu, bạn nhận ra mình không phù hợp với mạng xã hội, ngay cả việc trả lời một bình luận thôi cũng khiến bạn cảm thấy khó khăn. Vậy, với một người viết cần xây dựng thương hiệu cá nhân nhưng không thích hoạt động mạng xã hội, chúng ta có thể bắt đầu không và như thế nào?

10 “nỗi sợ” của newbie khi muốn trở thành freelance writer (#1)

Gợi ý: Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chính mình và biết cách xây dựng THCN phù hợp nếu muốn trở thành freelance writer.

– Cách 1, trả lời bình luận như đáp lại một sự quan tâm: Bất cứ một bình luận nào mà độc giả để lại dưới bài đăng của bạn cũng đều là sự quan tâm. Họ muốn dành lời chúc, muốn cảm ơn vì bài viết của bạn “chạm” đến họ hay muốn khen bạn một điều gì đó,… vậy thì ngần ngại gì mà không đáp lại lời hỏi thăm ấy bằng một bình luận. Tất nhiên, để hình thành thói quen này, trước hết bạn cần mở lòng một chút, đón nhận tình cảm của mọi người. Dần dần bạn sẽ quen với những lời quan tâm đó và hồi đáp lại bằng một lời quan tâm khác.

– Cách 2, thuê trợ lý cá nhân: Nếu cách đầu tiên vẫn không hiệu quả, bạn hãy thử nghĩ đến phương án thuê trợ lý cá nhân. Trợ lý sẽ là người thay mặt bạn xuất hiện trên mạng xã hội, ví dụ như phản hồi những lời hỏi thăm, giải đáp thắc mắc về dịch vụ, giới thiệu sản phẩm của bạn (trong trường hợp bạn có ebook, khóa học,… nhưng lại không muốn tự mình “bán”). Tuy nhiên phương án này phù hợp với cây viết có nguồn tài chính ổn định.

– Cách 3, viết cho chính mình lồng ghép công việc: Đây là cách mình đã và đang áp dụng, bằng cách kể một câu chuyện về đời sống thường nhật đồng thời liên tưởng đến công việc viết lách. Điều này nhằm ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả, để họ nhớ chúng ta là ai, đang làm gì. Ví dụ mình thường viết là “Trong lúc ngồi chờ đợi người bạn đến, tôi nhớ về deadline dở dang liên quan đến cà phê mà tôi đang làm việc với khách hàng…” Rõ ràng đây chỉ là một dòng chia sẻ tản mạn đời thường, nhưng độc giả có thể biết được mình đang tham gia dự án viết lách về nông sản.

– Cách 4, không nhất thiết phải là facebook: Nhiều bạn lầm tưởng rằng xây dựng thương hiệu cá nhân (THCN) thì phải viết trên facebook, thực tế là bạn có cả trăm cách xây dựng thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau, một trong số đó là website/blog. Đây là nền tảng mình xây dựng tương đối hiệu quả. Chẳng hạn như khi có học viên đăng ký khóa học viết 1:1, mình luôn hỏi các bạn ấy tìm thấy thông tin khóa học qua nền tảng nào. Và hơn 50% trả lời rằng qua Google. Điều đó có nghĩa là mình đã xây dựng THCN qua blog đúng đắn. Ngoài ra bạn cũng có thể xây dựng THCN qua nền tảng video như Tik Tok, Youtube bằng cách viết kịch bản.

Bài viết liên quan:

Lộ trình viết cơ bản cho người mới bắt đầu

10 công việc viết lách mà bạn có thể theo đuổi

Làm thế nào để cải thiện tốc độ viết, nâng cao hiệu suất làm việc?

Kể chuyện làm freelance writer và cách mình tìm kiếm khách hàng

Review 2022 – Hành trình trở thành Freelance Writer: 100,000 lượt xem blog và 2 ebook được xuất bản

Sợ chưa đủ giỏi?

10 “nỗi sợ” của newbie khi muốn trở thành freelance writer (#1)

Trong một lần mentoring 60 phút với mentee, bạn ấy đã tâm sự với mình rằng bạn muốn viết về chữa lành, nhưng lo sợ bản thân không đủ kiến thức để viết về nó. Bởi vì luôn sợ mình chưa đủ giỏi nên bạn không dám viết bất cứ điều gì.

Mình thì cho rằng nếu không có kiến thức, chúng ta có thể viết theo trải nghiệm của chính mình. Với chủ đề chữa lành, bạn cũng có thể chia sẻ cách bạn đã vượt qua nỗi buồn như thế nào, sống tốt ra sao. Bạn có thể kể câu chuyện đã trải qua cho độc giả được biết, và có thể những câu chuyện tưởng chừng như đơn giản của bạn lại có tác dụng chữa lành cho ai đó. 

Trước đây mình cũng từng lo ngại rất nhiều rằng sợ bản thân không đủ giỏi để chia sẻ. Phải mất rất nhiều thời gian lẫn gặp được mentor định hướng, mình mới dám chia sẻ câu chuyện của bản thân. Mình viết về trải nghiệm làm blog ra sao, mình học được gì thông qua một cuốn sách, hành trình mình đến với viết lách thế nào,… Mình kể về khó khăn gặp phải, cách mình giải quyết nó, bài học sau đó là gì. Mình cũng mong độc giả sẽ tìm thấy điều gì đó hữu ích, họ có thể rút ra cho mình bài học để có thể áp dụng trong viết lách.

Chán viết, nên làm thế nào?

Không chỉ người mới, ngay cả những cây viết lâu năm mà mình biết cũng từng rơi vào tình trạng chán viết. Điều này xuất phát từ việc có thể họ làm một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài. Ví dụ bản thân mình từng làm công việc sản xuất nội dung chuẩn SEO cho một doanh nghiệp lớn, công việc lặp lại gần một năm đôi khi làm mình cảm thấy khô khan. 

Gợi ý: Phụ trách một công việc dài hạn với một thể loại, một chủ đề xuyên suốt sẽ làm bạn nhàm chán, thay vào đó bạn có thể đề xuất viết các định dạng khác. Chẳng hạn như bạn có thể đề xuất thêm phương án sản xuất nội dung cho các kênh khác ngoài website như viết kịch bản Tiktok, viết bài social cho Facebook/Instagram,…

Bên cạnh viết cho khách hàng, bạn cũng đừng quên nuôi dưỡng tình yêu với viết lách bằng những bài viết cho chính mình. Lúc này bạn không cần phải đặt mục tiêu viết sao cho hấp dẫn, thu hút; cũng không quan tâm ai sẽ đọc bài này; thậm chí không cần thiết phải chèn CTA một cách máy móc. Bạn chỉ cần viết ra những câu chuyện của bạn, vậy là đủ rồi. Mời bạn đón đọc phần 2 về 10 “nỗi sợ” của newbie khi muốn trở thành freelance writer trong số tiếp theo nhé.

Để lại một bình luận