Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (#2)

Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ về những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải như là tên miền và nội dung không nhất quán, tập trung viết cho chính mình, thiếu kế hoạch nội dung cho blog,… Để đọc bài viết chi tiết, bạn theo dõi tại đây nhé.

Bài viết này, mình tiếp tục chia sẻ một số sai lầm khi viết blog. Nội dung được tổng hợp dựa trên quá trình mentoring với các học viên khóa Viết blog kèm 1:1 của mình.

Chọn làm website theo trào lưu

Website là một trong những portfolio tốt nhất của những người làm freelancer, đặc biệt là freelance writer. Khách hàng có thể tham khảo những sản phẩm bạn từng làm; độc giả cũng dễ dàng đọc những nội dung bạn viết ra. Thậm chí nếu bạn biết về SEO, bạn thậm chí còn bán được những sản phẩm số (ebook, khóa học online,…) và có thu nhập thụ động. Vì vậy website trở thành sự lựa chọn tốt nhất của người viết – đặc biệt người làm tự do 

Tuy nhiên, có một thực tế mà mình nhìn thấy đó chính là một số bạn chạy theo trào lưu này mà chưa hiểu rõ website là gì, cách thức hoạt động/vận hành như thế nào, nó có phù hợp với bạn không. Cuối cùng, các bạn làm blog xong nhưng không cập nhật nội dung mới, chiếc blog như một khu vườn hoang còn chẳng có lấy cỏ dại.

Mình đã gặp một vài trường hợp như thế. Có bạn sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để làm website nhưng cuối cùng không phát triển nó.

Đầu tiên, hãy dành thời gian nghĩ xem bạn có thật sự thích viết hay không, ngân sách bạn hiện có là bao nhiêu,… Hoặc nếu bạn chưa có đủ ngân sách hoặc cảm thấy chưa tự tin khi vận hành một chiếc blog/web, hãy thử với fanpage. Thử bắt đầu với những mẩu chuyện ngắn trước nhé! Hoặc Tiktok cũng là một gợi ý đáng để thử nếu như bạn thích viết kịch bản video thay vì viết nội dung dài 800, 1000 chữ như trên blog/web.

Để chọn nền tảng làm website, đọc thêm bài viết của mình nhé: WordPress, Wix và Ghost: So kè 3 nền tảng viết blog phổ biến hiện nay

Tự thiết kế blog nhưng trì hoãn

Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (#2)
Nguồn ảnh: Minh Pham, Unsplash

Cứ 10 bạn tìm đến mình thông qua các phiên tư vấn 60 phút về chuyện viết blog thì 99% mắc kẹt ở giai đoạn là tự set-up blog xong rồi bỏ dở dang vì trì hoãn, vì không biết sửa thế nào cho tốt. Những lúc đó mình thường đùa hài hước rằng “cái gì khó quá thì nên thuê để tiết kiệm thời gian”, đồng thời giới thiệu đơn vị set-up blog phù hợp để giúp các bạn hoàn thành phần còn lại.

Tháng 4.2021, mình bắt đầu nghiên cứu để phát triển duongstory.com. Ban đầu, mình từng có ý tưởng sẽ học làm blog trên WordPress để có thể tự quản trị website. Học thêm một kỹ năng mới lúc nào cũng tốt hơn đúng không nhỉ. Thế nhưng sau đó mình đã quyết định thuê một đơn vị hỗ trợ để giúp mình hoàn thiện. Và đến ngày nhận website, mình đã có hơn 20 bài viết với độ dài từ 1000 – 1200. Thế là mình chỉ việc đăng bài và tối ưu nội dung chuẩn SEO.

Đến bây giờ, mình đã tiết kiệm kha khá thời gian, công sức và cả tiền bạc cho duongstory.com. Đặc biệt khi sử dụng dịch vụ set-up blog này, mình còn được bảo hành vĩnh viễn. Và gần như với những lỗi phát sinh, mình đã có đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp. 

Mình nghĩ đơn giản, với những công việc quá khó và chúng ta không có nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tự làm thì nên thuê. Thay vào đó, hãy dành thời gian công sức để tập trung vào chuyên môn, như là lên kế hoạch nội dung và thực hành viết blog.

Bài viết liên quan:

10 dạng bài blog phổ biến dành cho blogger

10 câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi viết blog cá nhân

Những sai lầm “chí mạng” khi chọn ngách cho blog mà bạn cần biết

Bí quyết giúp mình đạt 100,000 lượt truy cập trên blog duongstory.com?

Thiếu kiến thức nền tảng

Hoặc mình dám khẳng định là có những bạn viết blog tuy nhiên chưa bao giờ biết đến khái niệm “lập chỉ mục” hoặc vì sao bài viết của bạn không có lượt tiếp cận hoặc không xuất hiện trên Google. Tất cả mọi thứ đều có lý do và bạn phải tìm hiểu khi vận hành một chiếc blog.

Nhiều học viên trong khóa viết blog của mình đã rơi vào tình trạng bí ý tưởng khi viết chỉ vì không xây dựng cho mình một kế hoạch rõ ràng. Nếu bạn xác định xây dựng thương hiệu, kiếm tiền từ viết hoặc đơn giản là muốn mọi người biết đến nhiều hơn, hãy vẽ ra một kế hoạch chi tiết. Hãy học cách lập kế hoạch dài hơi bao gồm cả những điều bạn muốn đạt được chứ không hẳn kế hoạch nội dung. 

Ngoài kiến thức về lập chỉ mục, lập kế hoạch, còn rất nhiều kiến thức nền tảng khác bạn cần phải bổ sung. Như là cách đăng bài và tối ưu chuẩn SEO bài viết như thế nào, làm thế nào để bài viết có lượt tiếp cận tự nhiên, sử dụng công cụ Google Analytics như thế nào, Google Search Console là gì,…

Viết máy móc như bài SEO

Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (#2)
Nguồn ảnh: Crew, Unsplash

Có một lần, mình tìm hiểu thông tin về sức khỏe của một trang blog và nhận ra các bài viết tại trang blog này chẳng khác gì các trang tin tức sức khỏe tổng hợp. Từ khóa được chèn một cách máy móc, câu từ ngô nghê và những câu văn cụt lủn khiến mình khá bất ngờ. Đó cũng là lý do thôi thúc mình phát triển và xây dựng khóa Viết blog 1:1 với mong muốn giúp các bạn hiểu rõ viết blog là gì, làm thế nào để đưa dấu ấn cá nhân vào bài viết.

Một trong những sai lầm khi viết blog mà hầu như các bạn newbie đều mắc phải là nhồi nhét từ khóa sao cho đúng tỷ lệ nhưng không thực sự hiểu nội dung của mình có “chạm” đến độc giả hay không. Xây dựng nội dung blog chẳng khác gì các bài chuẩn SEO khô khan, đó không phải là cách làm đúng đắn. Hãy viết làm sao để bài viết mang dấu ấn cá nhân của bạn, để độc giả đọc lên cảm thấy blog bạn khác biệt so với hàng chục blog ngoài kia. Tất cả đều nằm ở bạn.

Thiếu các kỹ năng liên quan

Nếu bạn chỉ nghĩ rằng viết blog chỉ cần tập trung phát triển kỹ năng viết, thì điều này chưa hẳn đúng. Viết là kỹ năng quan trọng nhất để phát triển blog, nhưng bên cạnh đó bạn còn cần kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thiết kế/tư duy hình ảnh hoặc kỹ năng quản trị website. 

Với duongstory.com, giờ đây mình có thể dễ dàng sửa chữa, thay thế hình ảnh, đổi bố cục blog mà không cần nhờ sự trợ giúp của đội ngũ kỹ thuật. Bởi vì những điều cơ bản này mình đã nắm được thông qua kỹ năng tự học. Ngoài ra quá trình làm việc với khách hàng là chủ doanh nghiệp, mình cũng học được kỹ năng lập kế hoạch và từ đó áp dụng vào cho chính business của cá nhân.

Để viết blog, bạn cần có kiến thức về quản trị website, có kiến thức về SEO, biết cách lập kế hoạch, tư duy làm hình ảnh tốt,… Đặc biệt với viết blog kiếm tiền, bạn còn cần nhiều kỹ năng hơn nữa. Mọi thứ đều cần có thời gian, quan trọng là sự kiên nhẫn, nỗ lực và kỷ luật. 

Trả lời