Những lầm tưởng về nghề viết blog mà nhiều người hiểu sai

Ở bài viết lần trước, mình đã giới thiệu đến bạn phần 1, về nghề viết blog và giới thiệu một số khái niệm liên quan như blogger, blogging,… Có một thực tế rằng khi mình chia sẻ về công việc viết blog, mình nhận được rất nhiều câu hỏi kiểu như “Viết blog bao lâu có tiền?”, “Viết blog để làm gì?” Nhiều bạn lầm tưởng rằng viết blog là sẽ có tiền. Quan niệm này có đúng không, cùng tìm hiểu qua phần 2 với loạt bài khám phá về nghề viết blog nhé.

Viết blog thì chỉ cần viết thôi là đủ?

Viết thì ai cũng viết được, nhưng không phải ai cũng viết hay, viết tốt. Tương tự như blog cũng vậy. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần tạo blog cá nhân và nghĩ gì viết nấy, có thể bạn đúng nếu viết cho chính mình. Nhưng để viết một bài sao cho độc giả phải trầm trồ bất ngờ, để họ học hỏi và thậm chí follow bạn thì không phải chỉ viết thôi là đủ.

Bất cứ một bài viết, hình ảnh,… xuất bản trên blog đều gọi chung là nội dung. Tuy nhiên giữa nội dung blog và nội dung chất lượng hoàn toàn khác nhau. Nội dung chất lượng sẽ thu hút, độc đáo, hữu ích, mang lại giá trị cho độc giả.

Những lầm tưởng về nghề viết blog mà nhiều người từng nghĩ
Photo on Kaboompics

Nội dung chất lượng là yếu tố cốt lõi để độc giả ở lại với trang web lâu hơn. Thậm chí họ sẽ tương tác với nó bằng cách để lại bình luận hoặc share bài viết của bạn đến với nhiều người khác. 

Nếu bài viết xuất bản trên blog không đạt hiệu quả như mong muốn, không hẳn là do bạn làm Seo chưa đủ tốt, không hẳn là bạn chưa có độc giả trung thành, mà có thể là vì nội dung của bạn không tốt.

Nội dung không tốt đến từ các yếu tố:

  • Nội dung trùng lặp về ý tưởng, ý tưởng cũ.
  • Nội dung hời hợt, không sâu sắc
  • Nội dung xào xáo, copy từ các blog khác (điều này còn liên quan đến vấn đề đạo đức).

Trước khi bắt đầu với một chiếc blog, bạn có thể dành thời gian tìm hiểu về nền tảng làm blog, vẽ ra những dự định hoặc kế hoạch khi bạn có blog. Sau đó soi chiếu xem mình mạnh ở lĩnh vực nào. Đồng thời bạn nên học hỏi, tìm tòi thông tin mới, thậm chí dịch lại những thông tin ở các trang web quốc tế để tạo ra những nội dung độc đáo, thú vị trong ngách của mình nhé.

Đọc thêm bài viết Những lưu ý cần biết khi viết nội dung chất lượng để hiểu thêm nhé. 

Viết nội dung blog có cần phải chuẩn Seo?

Một trong những câu hỏi mình nhận được khá nhiều khi chia sẻ những bài viết về xây dựng blog, đa số đều cho rằng viết blog chỉ cần chuẩn seo là đủ. Tức là đạt được 2 nút màu xanh trên Yoast Seo hay tối ưu toàn bộ trên Rank Math. Thế nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Mình không phủ nhận về Seo, đặc biệt còn nhấn mạnh lợi ích mà nó mang lại cho blog. Để một bài viết vững vàng với thời gian bạn cần phải có chút kỹ thuật Seo. Nhưng seo không phải là tất cả, nội dung cũng quan trọng không kém. 

Những lầm tưởng về nghề viết blog mà nhiều người từng nghĩ
Photo by NisonCo PR and SEO on Unsplash

Có một sự thật là không phải tất cả bài viết trên duongstory.com đều chuẩn Seo. Thậm chí có những bài mình không tối ưu chuẩn Seo nhưng vẫn có mặt ở vị trí cao trên Google. Ví dụ khi bạn gõ cụm từquy trình viết nội dung, bạn sẽ thấy bài viết của mình xuất hiện ít nhất trong Top 3 Google dù chỉ mới public vào tháng 10.2021. Thậm chí xếp ở vị trí cao hơn những website lâu năm. 

Bạn có thể học thêm Seo để giúp nâng cao thứ hạng tìm kiếm trang web, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nên học thêm kỹ thuật viết để cho ra nội dung chất lượng. Ví dụ như:

  • Học cách đặt tít, viết đoạn mở đầu sao cho hấp dẫn, thú vị, gợi mở.
  • Học cách thiết kế ảnh, đặc biệt ảnh thumbnail.
  • Học cách đào sâu nghiên cứu vấn đề, phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh, nhiều góc ngách để mang đến cho độc giả những nội dung chất lượng.
  • Học cách tự biên tập bài viết, tránh viết lan man dài dòng.

Bài viết liên quan:

10 câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi viết blog cá nhân

Bạn sẽ gặp những khó khăn này khi bắt đầu viết blog

Mình đã học được gì khi viết blog?

Mục đích viết blog là kiếm tiền?

Hơn 90% bạn đọc tìm đến mình đều hỏi một câu đại loại như “Viết blog bao lâu sẽ được tiền?” Thực tế đây là một câu hỏi không dễ trả lời và mình nhận ra dường như những bạn đọc tìm đến với nghề viết blog chỉ vì sự hào nhoáng bởi những cái tít “Tôi đã kiếm xxx.xxx.000 đồng từ viết blog” mà không hiểu rõ bản chất của nó.

Những lầm tưởng về nghề viết blog mà nhiều người từng nghĩ
Photo by Lukas Blazek GnvurwJsKaY on Unsplash

Viết blog là gì? Tức là xây dựng nội dung như bài viết, hình ảnh, video,… trên blog. Các bài viết xoay quanh việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, trải nghiệm. Ngoài ra một số blogger chọn blog làm nơi thỏa mãn đam mê viết, thích trải lòng với con chữ. Lúc này blog chỉ là phương tiện và mục đích của người viết là chia sẻ kiến thức.

Kiếm tiền từ blog? Tức là bạn xây dựng nội dung trên blog, nội dung làm trung tâm, từ đó phát triển chiến lược kiếm tiền như cài đặt quảng cáo (google adsense), làm tiếp thị liên kết (affiliate), bán những sản phẩm, dịch vụ của bạn (khóa học, ebook, sách, hàng hóa,…)

Như vậy, việc viết blog bao lâu sẽ được tiền phụ thuộc vào con đường mà bạn chọn. Bạn sẽ đi theo lộ trình nào, kế hoạch ra sao,… Và lộ trình này phụ thuộc vào chính bạn chứ không phải bất kỳ một ai khác. Nên sẽ có người viết blog 1 năm đã mang lại thu nhập, có người viết 3 năm vẫn không mang lại thu nhập.

Không giỏi Văn có theo nghề viết blog được không?

Kể cả bạn không viết giỏi viết hoặc chưa biết sử dụng wordpress bao giờ, thì liệu có viết blog được không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên để biến từ “viết được” sang “viết tốt” thì không phải là chuyện đơn giản. 

Nếu bạn không trau dồi kỹ năng viết thì những bài blog của bạn chỉ dừng ở mức tạm ổn, bạn sẽ không đánh bật những đối thủ khác để trở thành blogger có độc giả riêng.

Ngay cả khi bạn bắt đầu viết blog để kiếm tiền hay viết blog phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân, thì nội dung vẫn luôn quan trọng. Và ngoài việc có một ý tưởng sáng tạo thì kỹ năng viết sẽ giúp cho câu chuyện được truyền tải một cách rõ ràng, dễ hiểu, thậm chí để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Giỏi Văn hay không không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn có thật sự nghiêm túc và cải thiện mỗi ngày để trở thành cây viết tốt hay không.

Viết blog thì ai cũng làm được, nhưng viết làm sao để có độc giả – những người luôn chờ mong bài mới của bạn thì không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn có một chiếc blog hoặc sẽ theo đuổi nghề viết blog trong tương lai, ngoài việc học quản trị web, học Seo đừng quên học hỏi và trau dồi kỹ năng viết nữa nhé.

Trả lời