Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (#1)

Khi bắt đầu mở chương trình đăng ký phiên mentoring 1:1, mình nhận được một vài câu hỏi liên quan đến việc xác định ngách và xây dựng nội dung cho blog. Trong các phiên trò chuyện đó, mình đã chỉ ra rất nhiều lỗi sai mà các blogger trẻ đang mắc phải. Không phải hầu hết, nhưng có đến 90% newbie tìm đến với mình thường mắc một trong những sai lầm khi viết blog sau đây.

Tên miền và nội dung không nhất quán

Nó giống như việc bạn đang treo biển “Tại đây có bán mì Quảng” nhưng khi khách ghé đến mới tá hỏa phát hiện tiệm của bạn chỉ có bún riêu, hủ tiếu mà chẳng có mì nào cả. Tương tự với làm blog cũng như thế, mình nhận thấy có một số bạn thường đặt những cái tên miền thật hay tuy nhiên lại không hề liên quan đến nội dung trên blog

Đặt tên miền phù hợp và liên quan đến lĩnh vực viết, độc giả sẽ dễ nhớ trang web của bạn hơn. Tốt hơn hết là nên chọn tên miền phù hợp và liên quan đến thị trường ngách mà bạn chọn.

Phân tích về tên blog mình nhé, duongstory.com hiểu đơn giản là “câu chuyện của Dương”. Khá nhiều nội dung trên blog này, mình sử dụng khá nhiều kỹ thuật storytelling để kể lại những câu chuyện, hành trình, trải nghiệm của bản thân trong viết lách. Tương tự câu slogan cũ là “Đem câu chuyện cũ họa đôi ba dòng” cũng mang ý nghĩa tương tự tự như. Ở ví dụ này, tên miền, slogan và ngách viết của mình tạo thành một thể thống nhất, bổ sung cho nhau.

Một số cây viết thường chọn tên miền phù hợp với ngách của họ, như vậy khi độc giả tìm kiếm từ khóa, Google không chỉ hiển thị bài viết/video mà còn hiển thị cả tên miền liên quan đến từ khóa. Một số blogger cho rằng việc sử dụng tên miền liên quan đến thị trường ngách sẽ giúp có thêm lưu lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm.

Chẳng hạn như blog Design Sponge được vận hành bởi một nhóm cây viết nổi tiếng, họ chia sẻ mọi thứ về thiết kế, làm đồ thủ công, sản phẩm DIY,… Hoặc tên blog The Idea Room đơn giản là một phòng ý tưởng với những dự án sáng tạo của nhiếp ảnh gia Amy Huntley. NKhi bạn nhìn vào những tên miền này, bạn vẫn hiểu được blog viết về chủ đề gì.

Tất nhiên không phải lúc nào bạn cũng nên đặt tên miền và ngách viết giống nhau, đặc biệt nếu bạn chọn tên miền là tên thật của mình. Tuy nhiên nếu bạn chọn một nickname, một cụm từ có nghĩa (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) thì nên đảm bảo liên quan đến ngách bạn chọn nhé. 

Đây là một số yếu tố bạn cần tính đến bất cứ khi nào bạn cần chọn tên cho một miền:

– Ngắn gọn và súc tích.

– Dễ nhớ.

– Mang tính thương hiệu.

Tập trung viết cho chính mình

Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (phần 1)

Thông thường những người mới bắt đầu viết blog sẽ có thói quen viết cho chính mình rồi mới viết cho độc giả. Nếu bạn cũng đang trong tình trạng tương tự, vậy hãy xem lại các vấn đề sau:

– Bạn có đang kể lể quá nhiều trên blog hay không?

– Bạn thường xuyên đề cập đến những vấn đề tiêu cực của bản thân trên bài blog?

– Bạn có đưa ra phương án giải quyết, gợi ý cách làm cho độc giả của mình không hay bạn chỉ kể chuyện mà thôi?

Nếu bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để dùng câu chuyện của chính mình để viết cho độc giả, dừng quên tham khảo bài viết sau: Sử dụng kỹ thuật storytelling để viết cho chính mìnhStorytelling cho blog: Làm thế nào để kể chuyện hấp dẫn?

Trình bài bài viết thiếu hấp dẫn

Đây là lỗi mà 99% các học viên trong khóa Viết blog 1:1 của mình đều mắc phải, tức là hầu hết các bạn chưa tiếp xúc với viết nội dung cho website, blog nên khi viết thường mắc các lỗi sau:

– Mở bài dài dòng bằng kể câu chuyện thiếu sự kết nối/logic với thân bài hoặc kể những câu chuyện không có giá trị.

– Bài viết không có bố cục rõ ràng, người đọc không phân biệt khi nào là mở bài, thân bài và kết bài. Đặc biệt các bạn thường viết câu quá dài, không tách đoạn khiến cho bài viết mang cảm giác dài dòng, nhàm chán.

Ngoài ra một số lỗi nội dung như là:

– Bài viết không có thông điệp, nội dung vì sa vào dẫn chứng, kể chuyện, lan man dài dòng.

– Bài viết thiếu chiều sâu, không đủ thức thuyết phục vì thiếu dẫn chứng mà đơn thuần chỉ là liệt kê, trình bày, diễn giải. 

Đọc thêm:

9 kỹ năng cơ bản dành cho mọi người viết

Làm thế nào để tránh viết khuyên răn giáo huấn người đọc?

Quy trình 5 bước viết nội dung hiệu quả dành cho newbie

Sổ tay luyện viết cơ bản – Phần 1: Hãy viết đúng trước khi viết hay

Thiếu kế hoạch nội dung cho blog

Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (phần 1)

Không phải ngẫu nhiên mà blog duongstory.com của mình có sự tăng trưởng đều đặn và luôn đạt ít nhất 6,000 lượt xem mỗi tháng. Đơn giản vì mình đã lên kế hoạch bài bản, chỉn chu cho blog trong vòng 3 – 6 tháng đến. Đây cũng là bài tập trong Module 2 khóa hướng dẫn viết mà mình kèm cặp và xuất hiện rất nhiều trên khóa học Viết blog online.

Nhiều người nghĩ rằng viết blog thì cứ đến đâu làm đến đó, nhưng mình không cho rằng như vậy. Viết blog cũng giống như bạn đang lên kế hoạch content cho website. Hãy viết blog như thể bạn đang làm công việc content cho chính website của mình. Bạn cần phải có brief, content plan chi tiết cho blog. Lúc này bạn buộc phải lên kế hoạch bài bản và chỉn chu, không đơn giản chỉ là hôm nay viết gì, ngày mai viết gì. Mà kế hoạch này phải đảm bảo hỗ trợ, phục vụ cho mục tiêu của bạn, chẳng hạn như mục tiêu của bạn là đạt 500 lượt xem/ngày hoặc là bán được ít nhất một cuốn ebook.

Không chú trọng vào kỹ năng viết

Đối với mình, một bài viết hay trước hết phải viết đúng: đúng chính tả và đúng ngữ pháp. Đó là tiêu chuẩn cơ bản cần có của một bài viết. Tuy nhiên mình nhận thấy rằng có rất nhiều bạn viết blog chỉ quan tâm làm thế nào để tạo ra thu nhập, làm thế nào để có được lượt truy cập cao mà lại quên mất điều cần cải thiện chính là kỹ năng viết cơ bản.

Với những nội dung được chia sẻ bài bản và chuyên nghiệp trên duongstory.com trong vòng hơn 1 năm qua, mình nhận được nhiều cơ hội và lời mời hợp tác. Nhờ đó mình tin rằng tập trung vào kỹ thuật viết sẽ giúp bài viết của bạn gây được ấn tượng và thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên. Thậm chí bạn sẽ nhận được vô vàn cơ hội khác nữa.

Ngay bây giờ, bạn thử rà soát lại nội dung blog của bạn, đọc lại và tìm ra lỗi sai để chỉnh sửa. Chẳng hạn như mở bài như thế đã đủ hấp dẫn chưa, thân bài đã triển khai logic và mạch lạc chưa, có câu văn nào dài dòng không hoặc có từ ngữ nào bạn đọc lại cảm thấy khó hiểu không,… Bạn cũng có thể biên tập lại bài viết, cập nhật nội dung mới cho bài viết cũ. Google rất thích điều này. 

Không xác định được ngách

Tất nhiên không phải ai cũng may mắn tìm được ngách cho bản thân. Chẳng hạn như mình đã phải mất 6 tháng để tìm ra ngách phù hợp và kiên trì theo đuổi nó. Học viên của mình cũng từng mất 1 năm đập đi xây lại blog chỉ vì muốn đổi sang một ngách viết mới phù hợp hơn.

Bạn có thể chọn một ngách A trong giai đoạn đầu, sau đó phát triển thêm ngách B hoặc chuyển hẳn sang ngách B đều có thể được. Tuy nhiên chúng ta không nên viết tất cả những gì mình biết và đưa nó lên blog. Điều này sẽ khiến cho độc giả gõ cửa nhà bạn và hoang mang vì không biết bạn đang viết về chủ đề gì, bạn là cây viết về lĩnh vực nào. Thậm chí Google cũng không hiểu trang web của bạn đang nói về điều gì.

Hầu hết các bạn newbie lẫn người có kinh nghiệm viết blog đều không nhận ra được những sai lầm khi viết blog trên đây. Đó là lý do bài viết này ra đời, nhằm mong muốn giúp bạn hoàn thiện blog chỉn chu, chuyên nghiệp và biết cách xây dựng, vận hành blog đúng đắn. Với gần 2 năm phát triển blog chuyên nghiệp và đạt lượt truy cập hơn 5,000/tháng, mình tin rằng những kinh nghiệm của bản thân sẽ định hướng giúp bạn bắt đầu chỉ với một chiếc blog cá nhân.

Để lại một bình luận