Nên có một chiếc blog cá nhân nếu bạn muốn làm freelance writer

Là một freelance writer, đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quảng cáo dịch vụ, sản phẩm. Tuy nhiên nếu có một chiếc blog cá nhân, bạn dễ dàng lan tỏa nội dung đến với độc giả/khách hàng. Độc giả sẽ đọc được những thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ, khách hàng cũng biết được bạn đang làm trong lĩnh vực gì, cung cấp dịch vụ gì để từ đó quyết định hợp tác với bạn.

Vì sao bạn nên có một chiếc blog cá nhân?

Giữa rất nhiều nền tảng khác nhau khiến nhiều người băn khoăn nên chọn làm nội dung trên Tiktok, Instagram, Facebook hay blog. Để chọn nền tảng, bạn nên dựa vào định hướng phát triển và sự phù hợp về nội dung. Nếu là nhà sáng tạo nội dung bạn nên chọn Tiktok hay Instagram, trong khi đó nếu bạn là một freelance writer thì blog/website là sự lựa chọn tốt nhất. Đây là nơi bạn thoải mái giải phóng con chữ, viết bài, thực hiện tối ưu SEO cho blog để đạt được thứ hạng cao trên Google.

Có hai lý do chính mà một freelance writer tạo blog, thường là:

– Để nội dung tiếp cận với độc giả nếu bạn muốn lan tỏa những bài viết hay, ý nghĩa của mình.

– Để nội dung tiếp cận với khách hàng (khách hàng là độc giả nếu bạn có sản phẩm vật lý/sản phẩm số như sách, ebook, khóa học hoặc khách hàng là doanh nghiệp cần làm nội dung cho thương hiệu/sản phẩm).

Một vài ví dụ cụ thể để bạn hình dung rõ hơn:

Bạn muốn chia sẻ cuốn ebook vừa viết cho độc giả của mình, thế là bắt đầu chiến dịch truyền thông cho ebook với những bài viết đính kèm liên kết để khuyến khích độc giả tải về. Sau một tháng, hai tháng, bài giới thiệu ebook sẽ bị lấp trong hàng chục bài viết khác và độc giả không thể nào lướt hết bài đăng để tìm đọc một nội dung “cũ mèm” đó. Bạn cần một nền tảng chuyên nghiệp hơn cho phép độc giả truy cập và chỉ cần một cú nhấp chuột là tự động tải ebook về email, đó là lý do bạn cần blog.

Hoặc bạn muốn doanh nghiệp biết đến mình nhiều hơn để tăng khả năng tìm kiếm job phù hợp. Blog website là nền tảng phù hợp nhất, bởi vì chỉ cần nội dung chất lượng và thêm một chút thủ thuật SEO, blog của bạn sẽ nằm chễm chệ trên công cụ tìm kiếm. Khách hàng tiềm năng của bạn chỉ cần gõ từ khóa trên công cụ tìm kiếm là sẽ hiện ra kết quả trả về blog của bạn.

Mình còn nhớ năm 2021 khi bắt đầu làm blog. Chỉ sau hơn 6 tháng blog mình đã on top Google đồng thời nhiều nội dung của mình bị copy xào nấu tại nhiều trang web khác. Năm 2022, khi mình mở chương trình mentoring kèm 1:1 đầu tiên, một bạn học viên tìm đến và chia sẻ rằng đã theo dõi blog mình hơn 1 năm mới quyết định đăng ký.

Lợi ích khi có blog cá nhân

Nên có một chiếc blog cá nhân nếu bạn muốn làm freelance writer
Nguồn ảnh: Nicola Styles, Unsplash

– Nơi cải thiện kĩ năng viết: Bạn sẽ viết bất kỳ thứ gì bạn muốn, tạo lập thói quen viết, cải thiện kỹ thuật viết cơ bản. Bạn sẽ không nhận ra điều này cho đến khi bạn viết blog được 1 năm, 2 năm hoặc nhiều hơn thế. Nhìn lại những bài viết đầu tiên, bạn sẽ thấy được mình đã tiến bộ hơn rất nhiều. Chẳng hạn như mình, từ những bài viết ngây ngô của năm 2021, bây giờ duongstory.com lại là nơi chia sẻ kinh nghiệm viết lách cho các bạn trẻ.

– “Một nơi hoàn toàn thuộc về bạn”: Với blog cá nhân, bạn sẽ phí để được sở hữu tên miền riêng, có nơi lưu trữ nội dung (hosting) và nó chính là nhà của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng một ngày nào đó blog biến mất không rõ lý do. Ở đây mình không đề cập đến vấn đề hack, lỗi bảo mật,… bởi vì cho dù bạn dùng nền tảng nào kể cả facebook, instagram hay blog đều sẽ có rủi ro này.

– Hồ sơ năng lực: Thông qua những nội dung mà bạn chia sẻ, khách hàng sẽ biết được phong cách viết lách của bạn có hợp với nhãn hàng của họ hay không. Mình từng có một vài khách hàng liên hệ hợp tác bởi vì họ thích cách mình chia sẻ trên duongstory.com và cũng là phong cách mà thương hiệu của họ đang hướng đến.

– Thông tin liên hệ: Trên blog cá nhân, hầu như lúc nào cũng sẽ có 2 chuyên mục mà đa phần độc giả/khách hàng truy cập vào đều từng đọc, bao gồm: Phần giới thiệu và phần liên hệ, họ sẽ muốn biết bạn là ai, làm gì. Khi khách hàng muốn liên hệ với bạn cũng sẽ dễ dàng hơn vì có thông tin sẵn.

– Chia sẻ sản phẩm/dịch vụ: Bạn có thể chia sẻ các tài liệu như ebook, workbook,… hoặc sản phẩm số như khóa học online, các record của buổi workshop. Thậm chí bạn còn bán được các sản phẩm số trên blog/website thông qua công cụ hỗ trợ.

Lưu ý khi làm blog cá nhân

Nên có một chiếc blog cá nhân nếu bạn muốn làm freelance writer
Nguồn ảnh: Nicola Styles, Unsplash

– Giao diện thẩm mỹ: Giao diện là yếu tố đầu tiên thu hút độc giả đến với blog của bạn. Mình nhận ra rất nhiều cây viết bỏ qua vấn đề này dẫn đến tình trạng: dùng chữ lỗi font, ảnh bản quyền (ảnh dính watermark), font chữ lộn xộn và gây rối mắt, bố trí nội dung không khoa học… 

– Nên có dấu ấn cá nhân: Trong một lần tìm hiểu về sức khỏe, mình lướt qua một blog của cây viết về sức khỏe. Tuy nhiên những nội dung trên blog này đều trình bày một cách khô khan và máy móc, đến nỗi khi đọc những thông tin đó, mình không nhận ra điều gì khác biệt giữa blog này và trang web Hello bác sĩ hay của Vinmec. Tạo ra sự khác biệt mang dấu ấn cá nhân, độc giả sẽ nhớ về bạn nhiều hơn, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này, tham khảo chương trình Viết blog của mình nhé.

– Bài viết cần tối ưu: Đồng ý là chúng ta cần tập trung nhiều hơn vào chất lượng bài viết, tuy nhiên tối ưu cho blog cũng rất quan trọng. Đó là lý do mình kết hợp cả hai yếu tố này để mang về lượt truy cập tối thiểu 5,000/tháng cho duongstory.com.

– Đừng quên kế hoạch: Nếu có ai đó nói rằng họ ko cần kế hoạch để viết blog, thì chắc chắn rằng họ có quá nhiều idea để viết. Hoặc họ đang xây dựng nội dung blog một cách lan man, không hiệu quả, không đi đến đâu.

Bài viết liên quan:

7 công cụ miễn phí để vận hành blog hiệu quả

5 kỹ năng cơ bản không thể thiếu đối với một blogger

Những sai lầm khi viết blog mà 90% newbie đều mắc phải (#1)

Bí quyết giúp mình đạt 100,000 lượt truy cập trên blog duongstory.com?

Những sai lầm “chí mạng” khi chọn ngách cho blog mà bạn cần biết

Cách bắt đầu với blog cá nhân

Tự làm hay thuê?

Gần như học viên trong khóa viết blog của mình đều tự làm blog cá nhân và các bạn rơi vào những phiền toái như không có thời gian để chỉnh sửa, giai đoạn set-up gặp trục trặc nhưng không đủ chuyên môn để khắc phục, trì hoãn việc set-up nên blog luôn trong tình trạng nhà chưa đổ mái. Sau đó các bạn tìm đến mình và nhờ hỗ trợ, giới thiệu các dịch vụ set-up blog chuyên nghiệp để hỗ trợ các bạn hoàn thành bước cuối cùng.

Đó là lý do mình khuyên bạn nên thuê dịch vụ làm blog, bởi vì điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức và tiết kiệm chi phí. Hãy dành thời gian cho mục tiêu chính của bạn, còn những thứ bên lề, hãy tối ưu nó bằng cách tận dụng nguồn lực có sẵn hoặc đi thuê.

Chẳng hạn như duongstory.com, sau 2 năm vận hành blog mình thấy hài lòng và thỏa mãn vì chưa bao giờ phải tốn thời gian chỉnh sửa bởi vì đã có dịch vụ bảo hành. Nói như thế không có nghĩa là mình sẽ không biết gì cả, mình vẫn học cách quản lý blog, vẫn biết cách khắc phục những sự cố nhỏ. Nhưng có dịch vụ, mình sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Lựa chọn tên miền & lên ý tưởng giao diện

Như chia sẻ, vì chọn dịch vụ nên mình không mất nhiều thời gian làm blog. Thay vào đó mình sẽ suy nghĩ về tên miền và lên ý tưởng giao diện. Sau đó mình tập trung viết và xuất bản số lượng bài lớn khi blog vừa mới ra mắt. 

– Tên miền: Tên miền có thể là tên của bạn, tên ngách/chủ đề mà bạn muốn viết, biệt danh/bút danh của bạn, hoặc từ/cụm từ có ý nghĩa nào đó. Bạn chọn tiếng Anh hay Việt đều được. Nếu chọn tên miền theo ngách thì cần cân nhắc vì nếu một ngày nào đó bạn muốn đổi ngách thì sẽ không còn phù hợp với tên miền. 

– Ý tưởng giao diện: Với giao diện miễn phí, bạn sẽ không có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên với giao diện mất phí, bạn sẽ được tùy chọn nhiều tính năng/chỉnh sửa/thay đổi màu sắc, định dạng,… tùy ý. Bạn có thể tham khảo trên Themeforest.net và phác thảo lên giấy ý tưởng về blog của bạn.

Cuối cùng việc của bạn là chuyển toàn bộ ý tưởng cho dịch vụ set-up blog và tập trung vào viết.

Sẽ là quá trễ nếu bạn có một sản phẩm, dịch vụ rồi mới bắt đầu tính đến chuyện quảng bá nó. Hãy bắt đầu ngay từ đầu, với một chiếc blog cá nhân/website đơn giản.

Trả lời