Để trở thành content writer, bạn không thể thiếu những kỹ năng này

“Theo em, kỹ năng quan trọng nhất để trở thành một content writer là gì?” Đó là câu hỏi mà tác giả Lê Phương Thanh dành cho mình trong buổi thu âm podcast mới nhất trên kênh Youtube của chị ấy. Và mình đã không ngần ngại chia sẻ rằng là viết. Tất nhiên, để trở thành content writer, viết thôi là chưa đủ.

Kỹ năng viết

Đầu tiên, mình nhấn mạnh lại tầm quan trọng của viết. Khách hàng sẽ không chọn một CTV viết câu cú lủng củng hoặc câu văn sai ngữ pháp cơ bản, họ cần một người viết không chỉ viết đúng mà còn viết tốt, viết nội dung thu hút và hấp dẫn. Đó là lý do mà mình luôn nói với các bạn mới bắt đầu rằng hãy dành thời gian cải thiện kỹ năng viết thay vì vội vàng lao vào tìm kiếm khách hàng.

Để trở thành content writer, bạn không thể thiếu những kỹ năng này
Nguồn ảnh: Unsplash

Lấy ví dụ là mình, mặc dù từng đào tạo trong ngành học liên quan đến viết (Báo chí – Truyền thông), tuy nhiên khi lấn sân vào con đường viết thương mại, mình cũng đã đi từ số 0. Mình học từ những điều cơ bản, viết hằng ngày, chia sẻ trong các nhóm cộng đồng về content writing và copywriting để học hỏi cho đến khi có khách hàng đầu tiên. 

Khi kỹ năng được nâng cao, mình cũng tự tin tăng từ thù lao viết 80,000/bài vào đầu năm 2022 lên đến 200,000 – 300,000 đồng/bài vào năm 2023 (đối với bài viết website có độ dài 1000 chữ). Thậm chí gần như 99% các dự án content website mình nhận đều không cần phải làm bài test. Bởi vì khách hàng đánh giá năng lực thông qua những bài viết hằng ngày trên trang cá nhân hay website duongstory.com và sau đó quyết định chọn mình.

Kỹ năng nghiên cứu

Khi quản lý nhóm CTV content website, mình nhận ra một trong những kỹ năng mà các bạn còn thiếu sót bên cạnh viết đó chính là nghiên cứu, tìm hiểu thông tin. Nếu không có sự nghiên cứu và khai thác thì bài viết chỉ là những lời nói sáo rỗng và không có sức thuyết phục. Khi nội dung không hữu ích, không có giá trị thì độc giả sớm muộn cũng rời khỏi trang web, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc SEO website lên top. 

Khi viết một sản phẩm, bạn hãy nghiên cứu những đặc điểm bao gồm chức năng, công dụng, cách sử dụng, ưu điểm, hạn chế, chi phí,… Nếu có tài liệu đi kèm, bạn cần phải đọc thông tin thật kỹ và ghi chú những lưu ý quan trọng. Ví dụ trường hợp sản phẩm là món ăn, đa phần mình sẽ thử để xem mùi vị, tìm hiểu nguyên liệu và ghi chép lại cẩn thận. Sau đó mình sẽ tra cứu thông tin về lợi ích bao gồm các chất dinh dưỡng, hiệu quả khi ăn kèm với các món ăn khác,… 

Ngoài ra bạn còn cần nghiên cứu về giá trị của thương hiệu, nghiên cứu về insight của khách hàng, nghiên cứu cách viết content của đối thủ để tìm ra hướng phát triển độc đáo, hiệu quả hơn.

Đọc thêm:

Làm thế nào để viết những gì mình không biết?

10 công việc viết lách mà bạn có thể theo đuổi

Quy trình viết nội dung ẩm thực của một cây viết F&B

10 câu hỏi mà newbie thường thắc mắc về content writer

Kỹ năng quản trị nền tảng

Trước khi chính thức trở thành content writer, mình có một thời gian dài tìm hiểu về cách thức hoạt động website (bao gồm nền tảng WordPress, Wix và web code thương mại điện tử). Mình hiểu cách quản trị website, cách tối ưu bài viết chuẩn SEO và đo lường lượt tiếp cận của website bằng công cụ. Nhờ đó mình đã thành công khi đàm phán với khách hàng. 

Để trở thành content writer, bạn không thể thiếu những kỹ năng này
Mình góp ý cho khách hàng về website khi nhận job content website

Đặc biệt trong buổi làm việc đầu tiên, mình đã gửi đến khách hàng một file nghiên cứu với những lỗi hiện có trên website của khách và đề xuất phương án giải quyết. Dự án kết thúc thành công với một số bài viết đã được on top Google, khách hàng cũng dành cho mình lời khen có cánh.

Để trở thành content writer, bạn không chỉ tìm hiểu về website mà còn nên tìm hiểu về cách thức hoạt động của nền tảng khác. Chẳng hạn như bạn muốn viết bài đăng mạng xã hội, hãy xem cách fanpage hoạt động như thế nào, lên lịch đăng bài ra làm sao, lĩnh vực bạn viết có từ khóa nào bị cấm hay không,… Hay với website, bạn đã biết cách đăng bài chưa, làm thế nào để index bài viết, tối ưu onpage và offpage là gì,… 

Những kiến thức này đều miễn phí trên internet, vì vậy bạn có thể dễ dàng học được. Tuy nhiên bạn cần nên chọn lọc thông tin để đọc và học, vì một số tin tức đã cũ và không còn phù hợp với xu thế thời đại (nhất là với content website).

Kỹ năng thiết kế ảnh

Theo kinh nghiệm của mình, khách hàng thường muốn chọn một bạn content writer biết thiết kế ảnh cơ bản để phòng cho những tình huống khẩn cấp. Hoặc nếu là người viết cho website, bạn buộc phải biết chỉnh sửa ảnh cơ bản để đăng bài và tối ưu.

Học thêm một kỹ năng mới sẽ giúp bạn tự tin khi trao đổi với khách hàng, đồng thời tăng tỷ lệ “chốt deal” thành công. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng việc kiêm thêm một công việc thiết kế sẽ ngốn thời gian viết, hãy chia sẻ với khách hàng những điều bạn lăn tăn để tìm ra phương án tốt nhất. 

Nhiều bạn thường có thói quen rạch ròi công việc, nếu như trong mô tả công việc của bạn là viết thì bạn chỉ tập trung viết và không hỗ trợ thêm bất cứ phần việc nào khác. Sòng phẳng là tốt, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cứng nhắc. Bạn có thể khéo léo hơn bằng việc hỗ trợ khách hàng sửa những bức ảnh đơn giản mà chỉ cần thao tác cắt gọt là xong. Điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng và có một hành trình làm việc dài hơi hơn. Đôi khi cố gắng của bạn còn được đền đáp xứng đáng bằng việc khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới.

Kỹ năng lập kế hoạch

Để trở thành content writer, bạn không thể thiếu những kỹ năng này
Thay vì làm bài test, mình đã đề xuất lập kế hoạch nội dung cho dự án

Một năm trước, mình chỉ là một content writer đúng nghĩa. Công việc của mình là nhận từ khóa, nhận ý tưởng từ leader và triển khai nội dung. Mình sẽ làm việc thông qua leader chứ không phải làm việc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình phát triển, mình học được kỹ năng lập kế hoạch và trở thành leader content. Đặc biệt mới đây, mình còn tự tin chia sẻ với khách hàng về kế hoạch phát triển nội dung mà mình đã nghiên cứu và được đề cử cho vị trí leader team dù mình làm việc từ xa (remote).

Thực ra không chỉ là content writer, mình tin bất kỳ công việc nào cũng cần một kế hoạch để đảm bảo hiệu quả và mọi thứ vận hành trơn tru. Thông thường, nếu bạn chỉ là thợ viết, việc của bạn là nhận chủ đề/từ khóa và triển khai ý tưởng thành nội dung. Đây gần như là bước khởi đầu mà bất cứ newbie nào cũng sẽ đi qua (và mình cũng vậy).

Tuy nhiên liệu 1, 2 năm sau đó, bạn vẫn muốn tiếp tục làm thợ viết và tìm những công việc viết lách như vậy? Hay bạn muốn nâng cấp bản thân bằng việc sẵn sàng lập một kế hoạch content và trình bày với khách hàng để được nhận thù lao xứng đáng hơn? Lúc này hãy suy nghĩ về lộ trình phát triển của bản thân.

Tất cả những kỹ năng trên bạn đều có thể tự học thông qua internet, tuy nhiên tự học chỉ phù hợp khi bạn biết cách chọn lọc thông tin và hệ thống kiến thức. Hoặc một cách khác dễ dàng hơn, đơn giản và hiệu quả hơn là đăng ký ngay khóa học Content Website của mình để được đào tạo để trở thành content writer. Khóa học không chỉ hướng dẫn bạn viết tốt mà còn giúp bạn thành thạo các kỹ năng bổ trợ để làm nghề lâu dài.

2 bình luận

  1. Lập kế hoạch và lập kế hoạch… Đúng là đi đâu cũng phải có bản đồ, và kế hoạch content trước khi bắt đầu là vô cùng quan trọng. Cảm ơn Dương. Hôm nay sẽ ngồi đặt bút đầu tiên trên file kế hoạch nội dung cho cộng đồng và website sắp tới của chị.

Trả lời

Viết nội dung bằng AI, nên hay không?

Mình có một bạn học viên đang làm công việc Social Media cho một công ty. Hơn một năm nay, bạn thường dùng các công cụ AI để tìm kiếm ý tưởng, lập dàn ý và viết bài để đăng trên trang cá nhân. Lạm dụng quá nhiều, dẫn đến

Đọc tiếp