Một số ghi nhớ quan trọng để cải thiện kỹ năng viết

Dù bạn không phải là người “văn hay chữ tốt, bạn vẫn có thể cải thiện kỹ năng viết nhờ vào việc thực hành mỗi ngày. 

Xuất phát điểm trên con đường viết

Nếu bạn có một background đẹp về nghề viết, giả dụ như bạn là học sinh chuyên Văn của một trường nào đó, đạt một vài giải thưởng về viết, tốt nghiệp từ Khoa Báo chí,… thì đó là lợi thế của bạn. Nhưng nếu bạn không hề viết tốt ngay từ đầu. Thậm chí bạn thường xuyên mắc các lỗi cơ bản như câu cú lủng củng, sai chính tả, lỗi ngữ pháp. Như vậy bạn có thể cải thiện để viết tốt được không?

Câu trả lời là có.

Nguồn ảnh: Jess Bailey on Unsplash

Bạn phải hiểu rằng thực tế có rất ít những người bẩm sinh đã văn hay chữ tốt. Còn lại tất cả đều do quá trình tập luyện mà thành. Thứ mà bạn nghĩ là tài năng bẩm sinh của họ thực ra đôi khi chỉ là do họ đã trải qua thời gian khổ luyện mà bạn không hề biết.

Nói về tài năng bẩm sinh, có không ít người sở hữu loại tài năng này. Thế nhưng đứng trước dòng chảy của cuộc đời, sự đổi mới không ngừng trong công việc và cuộc sống buộc lòng chúng ta không ngừng học tập, không ngừng cải thiện, không ngừng đổi mới tư duy. Đó là lý do vì sao có những người bẩm sinh đã giỏi nhưng không chịu trau dồi. Thế là dần dần họ đánh mất hào quang, đánh mất đi tất cả. Ngược lại có những người ban đầu xuất phát điểm chỉ là một học sinh viết lách trên mức trung bình. Vậy mà sau này lại thành công trong lĩnh vực xuất bản.

Ở lĩnh vực bóng đá, hẳn bạn đã nghe nói đến Cristiano Ronaldo và Lionel Messi? Hai con người ấy là minh chứng cho thiên tài và khổ luyện. Về Messi – người ta đã dành quá nhiều ngôn từ hoa mỹ cho tài năng thiên bẩm người Argentina. Messi khiến người ta thán phục bởi cú rê bóng khéo léo hay khả năng dứt điểm đẳng cấp. Trong khi đó “kình địch” người Bồ Đào Nha Ronaldo lại được biết đến như một trong những cầu thủ có lối sống lành mạnh và chế độ tập luyện nghiêm ngặt. 

Dù được mệnh danh là thiên tài bóng đá, nhưng nếu không tập luyện Messi cũng chỉ là cậu nhóc gầy còm ốm yếu và bị gọi là “thằng lùn”. Đáp lại nỗ lực đó, ở cái tuổi 34, Messi có chiếc cúp vô địch Copa America lần đầu tiên cùng Argentina. Hay như Ronaldo với thân hình vạm vỡ rắn rỏi ở tuổi 36. Cuộc dạo chơi của anh và trái bóng tròn từ Tây Ban Nha sang Italia vẫn còn tiếp tục. Bởi vì anh ta chưa bao giờ ngừng tập luyện. 

Giờ đây, Ronaldo và Messi trở thành những cầu thủ vĩ đại trong làng túc cầu giáo. Họ cùng song hành trong những câu chuyện của khán giả, của truyền thông.

Tài năng bẩm sinh là thuận lợi, nhưng kiên trì khổ luyện mới có thể giúp bạn đi xa hơn. 

Luyện tập viết ở đâu?

Xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau. Nhưng nếu chúng ta bền bỉ tập luyện thì chúng ta có thể cải thiện kỹ năng viết tốt hơn. Đa phần những người viết giỏi họ đã chăm chỉ rèn luyện một thời gian rất dài mới có thể đạt được thành tích như bây giờ. Chứ không hẳn là do họ có năng khiếu viết lách trời phú hay tài năng thiên bẩm.

Nguồn ảnh: Laura Chouette on Unsplash

Chúng ta không thể phủ nhận việc có xuất phát điểm là lợi thế. Bởi khi bạn có cho mình kinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có sẽ có một khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi hơn. Nhưng xuất phát điểm cũng chỉ là thứ yếu. Chỉ cần bạn kiên định luyện viết, bạn nhất định sẽ trở thành phiên bản tốt hơn chính bạn hôm qua, hôm kia.

Chỉ có luyện viết và viết, bạn mới có thể viết tốt hơn

Để thực hành viết, bạn có thể tham khảo 25 bài thực hành viết cho người mới bắt đầu (từ sách Viết đi đừng sợ của tác giả Linh Phan). Hoặc bạn cũng có thể đọc thêm những bài viết liên quan dưới đây:

Về kỹ năng viết

Đối với những người mới bắt đầu, bạn sẽ phải học cách viết chuẩn, viết đúng: Bao gồm đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Những bài viết dưới đây có thể giúp bạn.

Giúp bạn rèn luyện kỹ năng viết với 5 bước cơ bản

6 cách viết mở đầu cứu nguy cho bạn khi bí ý tưởng

Nguyên nhân khiến bài viết lan man dài dòng và cách khắc phục

Chữa bí từ nhờ bí thuật: Giúp bạn cải thiện tình trạng bí từ khi viết lách

Tiếng Việt giàu đẹp – 3 Fanpage không nên bỏ qua nếu bạn là người thích viết

Những chủ đề thực hành

Sau khi đã có những nền tảng căn bản, bạn có thể luyện tập các chủ đề sau. Hãy viết những gì gần gũi với bạn nhất như về cuộc sống, gia đình, về công việc, tại sao bạn lại thích viết, bạn viết vì điều gì,… Nếu bí ý tưởng, tham khảo bài viết dưới đây nhé.

15 ý tưởng viết bài đánh tan nỗi lo không biết viết gì

Đổi gió với 7 dạng bài content giúp blog không còn nhàm chán 

Địa chỉ thực hành viết

Một vài trang web tuyển CTV viết bài dưới đây là địa chỉ giúp bạn kiếm thêm thu nhập mùa dịch và luyện viết tốt hơn.

Freelancer tìm công việc viết bài online ở đâu?

10 trang web tuyển CTV viết bài tăng thu nhập mùa dịch

Một số ghi nhớ khi luyện viết

Hiểu rõ bản thân mình

Bắt đầu học một cái gì đó, bạn phải hiểu bản thân mình là ai, mình muốn gì, mình đã có những gì, mình cần cải thiện điều gì. Dĩ nhiên một mình bạn thì sẽ khó để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi đó. Vậy nên bạn có thể nhờ những người có nhiều kinh nghiệm nhận xét bài viết của bạn. Khi nhìn thấy được vấn đề ở bạn thân thì mới có thể tìm ra cách cải thiện kỹ năng viết hiệu quả.

Bạn có thể dành thời gian đăng bài ở các group viết lách – nơi có hàng trăm ngàn cây viết không chuyên và chuyên nghiệp ở mọi độ tuổi, mọi ngành nghề. Họ chính là những người thầy đầu tiên góp ý, chỉnh sửa cho bạn từ câu từ cho đến cách diễn đạt hay cách triển khai nội dung. Nếu bạn vẫn chưa tìm được nơi sẵn sàng chia sẻ, đừng ngại tham gia Ngày đẹp trời để viết với mình nhé.

Bắt tay vào thực hành

Mọi dự định chỉ dừng lại ở dự định nếu bạn cứ suốt ngày “Mai mình sẽ luyện viết”, “Tuần sau rảnh rỗi mình sẽ viết bài đầu tiên”… Cứ như thế thì ngày lai ngày trôi qua bạn cũng chẳng viết được một chữ nào. Nếu bạn muốn viết, hãy bắt tay vào thực hành ngay. Viết là đừng bao giờ chần chừ hay do dự.

Ngay cả khi không có điều kiện để ngồi vào bàn máy tính, bạn cũng có thể viết trên giấy, trên các ứng dụng viết lách trên điện thoại. Viết mọi lúc mọi nơi khi trong đầu bạn nảy ra một vài ý tưởng mới. Bất cứ điều gì xung quanh cũng đều có thể là chất liệu để bạn đưa vào câu chuyện của mình.

Học từ sách, Youtube, Podcast

Bên cạnh viết, đọc sách, nghe Podcast hay xem những kênh Youtube có ích sẽ giúp bạn cải thiện khả năng viết lách. Đầu tiên bạn sẽ có thêm nhiều từ vựng, cách diễn đạt cũng trôi chảy hơn, lại nảy ra nhiều ý tưởng thú vị.

Đến một lúc nào đó, bạn nhận thấy rằng kỹ năng viết lách của mình đã ổn, lúc này bạn sẽ có thể suy nghĩ tìm một mentor hỗ trợ và định hướng cho bạn trên con đường sự nghiệp. Mentor sẽ đồng hành cùng bạn, đi với bạn trong suốt chặng đường dài, giúp bạn hoàn thiện kỹ năng. Bạn từ một người viết ổn thành người viết tốt, viết hay hơn. Tuy nhiên nếu bạn không có Mentor không có nghĩa là bạn sẽ kém đi. Mà việc bạn tốt lên phụ thuộc nhiều nhất là ở chính bạn.

Khi bạn thấy ai đó trở thành cây viết xuất sắc trong ngành, không hẳn là do bẩm sinh họ giỏi mà có thể là kết quả của quá trình chăm chỉ tập luyện. Dành thời gian viết mỗi ngày, bạn nhất định sẽ cải thiện kỹ năng viết tốt hơn.

Trả lời