15 ý tưởng viết bài đánh tan nỗi lo không biết viết gì

Những người mới thường gặp các vấn đề như bí ý tưởng, ngồi vào bàn là không biết viết gì. Những chủ đề đơn giản, gần gũi được gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu viết dễ hơn. Cùng khám phá 15 ý tưởng viết bài được mình tổng hợp và biên soạn dưới đây nhé.

Ý tưởng viết bài cho blog

1. Hành trình viết blog

Ý tưởng này không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, bởi mỗi blogger sẽ có con đường đi khác nhau. Từ những thất bại, thành công đó mà mỗi người có được cho mình những trải nghiệm rất riêng, hoàn toàn khác biệt so với người còn lại. Vậy nên nếu chưa tìm được ý tưởng viết bài cho blog, bạncó thể tham khảo đề tài này nhé.

Những bạn chưa viết blog hoặc đang có dự định làm blog sẽ tò mò về hành trình của bạn. Lúc này, bạn chia sẻ cách mình tạo được blog và bắt đầu bài viết đầu tiên như thế nào. Đừng quên chia sẻ về khó khăn, bài học bạn nhận được khi viết blog,… như Nhật ký: Mình đã tạo blog cá nhân như thế nào hay Mình đã học được gì khi viết blog?. Bên cạnh câu chuyện thành công, những dạng bài về thức thách, gian nan, vượt khó,… cũng được nhiều người quan tâm.

2. Review một cuốn sách

Bạn không nhất thiết phải review cuốn sách best-seller hay các đầu sách nổi tiếng trong lĩnh vực content, copywriter. Hãy chọn quyển sách bạn thích nhất. Đó có thể là những tập truyện chứa đựng bài học tuổi thơ, cuốn sách làm bạn xúc động hay giúp bạn vượt qua nghịch cảnh,…

Những cuốn sách gần gũi hoặc từng đọc sẽ cho bạn nhiều cảm xúc để viết. Bạn có thể đưa ra cảm nhận, quan điểm, đánh giá về cuốn sách đó, hoặc chia sẻ những năng lượng tích cực mà câu chuyện trong sách mang đến. Hình thức thể hiện có thể là dạng bài cảm nhận, bài giới thiệu, tổng hợp danh sách các cuốn sách bạn tâm đắc.

3. Chọn một khía cạnh nhỏ trong phạm vi lớn

Trong một chủ đề rộng lớn sẽ có những chi tiết nhỏ. Bằng cách chọn một chi tiết nhỏ để phân tích, bạn đã đưa thêm một góc nhìn mới gửi đến độc giả của mình. Việc đào sâu một khía cạnh nhỏ sẽ giúp độc giả có thêm cái nhìn sâu sắc về một vấn đề.

Nguồn ảnh: Unsplash

Ví dụ bạn dự định viết về chủ đề hướng dẫn viết blog cho người mới, khi đó sẽ có các chủ đề nhỏ như cách viết tiêu đề, cách viết đoạn mở đầu,…. Như vậy, bạn sẽ có được ý tưởng viết bài ví dụ như 5 cách sử dụng con số để viết tiêu đề hấp dẫn, 6 cách viết mở đầu cứu nguy cho bạn khi bí ý tưởng hay Đổi gió với 7 dạng bài content giúp blog không còn nhàm chán.

4. Lấy ý tưởng từ độc giả

Mạng xã hội là môi trường cực kỳ lý tưởng để bạn tạo ra một cuộc thăm dò ý kiến. Đó có thể là những câu hỏi độc giả gửi đến bạn, những gì họ thắc mắc. Bạn có thể tận dụng tính năng Q&A mới nhất dành cho cộng đồng Facebook, tạo story trên Instagram hay một cuộc khảo sát nhỏ thông qua viết bài đăng.

5. Viết về thành công/thất bại

Nhiều blogger thường chọn viết về hành trình họ kiếm được số tiền khủng trong một tháng hay họ đã làm thế nào để tăng thu nhập. Bạn sẽ thấy những dạng bài như “Tôi đã kiếm được 100 triệu/tháng như thế nào?”. Những bài viết như vậy luôn có sức hút và tạo được niềm cảm hứng mạnh mẽ.

Ngược lại, những câu chuyện thất bại cũng sẽ được quan tâm. Bởi “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai.” Hãy một lần viết về thất bại trong công việc, bạn đã vượt qua nó như thế nào. Độc giả sẽ hiểu hơn về bạn và được truyền cảm hứng từ chính câu chuyện đó. 

6. Chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm, mẹo vặt

Khi tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong công việc, bạn đừng quên chia sẻ nó để mọi người biết đến nhé. Bạn viết về trải nghiệm  khi đến vùng đất mới, thưởng thức món ăn ngon, bí quyết tạo nên video có hàng triệu lượt xem, công thức viết content chinh phục khách hàng, mẹo vặt trong nhà bếp,…

Nguồn ảnh: Unsplash

Một số chủ đề viết lách như là:

– Công thức nấu ăn

– Bí quyết mua hàng online chất lượng

– Cách quản lý thời gian khi làm tự do

– Cảm nhận một bộ phim

– Giới thiệu một cuốn sách hay

– …

7. Câu chuyện về người nổi tiếng

Những câu chuyện thành công của tỷ phố đô la trên thế giới như Jeff Bezos, Mark Zuckerberg hay Bill Gates chúng ta đã nghe quá nhiều, thậm chí quen thuộc đến mức nhàm chán. Vậy nên nếu viết về những người này, bạn cần phải thay đổi góc độ tiếp cận, khai thác ở một khía cạnh khác để bài viết mới mẻ hơn. Chẳng hạn như bài học từ một câu nói, chọc lọc một vấn đề trong một buổi diễn thuyết của họ để phân tích, khai thác thêm.

Ngoài ra bạn có thể viết về những người nổi tiếng trong lĩnh vực của bạn. Như vậy sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với một vị tỷ phú nổi tiếng mà ai cũng biết. Có nhiều chủ đề để bạn lập kế hoạch viết bài. Ví dụ các cuốn sách họ từng viết, câu nói truyền động lực, bài học kinh doanh,…

8. Các xu hướng nổi bật

Facebook, Tiktok, Instagram luôn xuất hiện những nội dung viral. Đó là chất liệu để bạn lên ý tưởng viết bài. Bạn có thể chia sẻ góc nhìn của bạn về những vấn đề đó. Hoặc bạn dự đoán những xu hướng trong tương lai.

Gợi ý công cụ mang lại hiệu quả trong viết bài blog đó chính là Google Trends. Google Trends cung cấp xu hướng mới nhất, tin tức, nhân vật thịnh hành trong thời gian gần đây. Từ đó bạn dễ dàng khám phá các chủ đề nổi bật để lên bài cho blog.

Đọc thêm:

Một số mẹo ghi chép nhanh giúp bạn lưu lại những câu chuyện

45+ ý tưởng viết mỗi ngày giúp bạn thỏa sức sáng tạo nội dung

Nguyên nhân khiến bài viết lan man dài dòng và cách khắc phục

Chữa bí từ nhờ bí thuật: Giúp bạn cải thiện tình trạng bí từ khi viết lách

Ý tưởng viết bài trên MXH

9. Nhận xét từ khách hàng

Bạn bán một sản phẩm, dịch vụ đem lại sự hài lòng cho khách hàng? Đừng ngại việc trao đổi với khách hàng và xin họ review/feedback về sản phẩm. Bạn có thể viết về chúng và chia sẻ để mọi người đều biết về câu chuyện này.

10. Hướng dẫn cách làm

Hầu hết mọi người đều luôn tò mò về các mẹo, hướng dẫn, khám phá bí mật, bí quyết,… Với ý tưởng này, bạn có thể viết bài danh sách (toplist) như 10 cách giảm mỡ bụng đơn giản tại nhà, 5+ phương pháp giúp bạn tập trung hơn, viết nhiều hơn hay 7 mẹo giúp bạn bắt đầu viết dễ hơn.

11. Câu chuyện doanh nghiệp
Nguồn ảnh: Unsplash

Chọn những thành tích nổi bật của doanh nghiệp, từ đó viết những dạng bài storytelling (kể chuyện). Hoặc chia sẻ những mục tiêu, giá trị, ý nghĩa, sứ mệnh của doanh nghiệp thông qua dạng bài giàu cảm xúc sẽ khiến người đọc ấn tượng với doanh nghiệp bạn hơn.

12. Câu chuyện nhân văn, xúc động

Hầu như ai ai cũng đều thích đọc những câu chuyện nhân văn, xúc động. Ví dụ một nhân vật nỗ lực giúp đỡ cộng đồng, một nhân viên vượt qua nghịch cảnh và hoàn thành xuất sắc công việc của mình,… Đó là đề tài để bạn có thể viết thành những câu chuyện truyền ý nghĩa.

13. Dạng câu hỏi thường gặp

Soạn một danh sách những câu hỏi bạn thường xuyên nhận được từ khách hàng, tạo sao không? Bằng cách này bạn có thể viết thành một bài viết tổng hợp và giải quyết được mọi vấn đề của khách. Chẳng hạn như thay vì giải đáp từng câu hỏi của học viên khi tìm đến đăng ký các khóa học kèm cặp 1:1, mình đã tổng hợp bài viết: Q&A: 10 câu hỏi về khóa học viết lách của Hải Dương.

14. Giải thích thuật ngữ

Mỗi ngành nghề sẽ có những thuật ngữ hoặc các từ tiếng Anh khó hiểu cần giải thích. Mặc dù chúng có thể phổ biến đối với bạn, nhưng độc giả của bạn cũng cần hiểu được ý nghĩa thật sự đằng sau những thuật ngữ đó. Viết một bài giải thích với độc giả của mình sẽ giúp cho việc tiếp nhận nội dung của độc giả trở nên dễ dàng hơn.

15. Câu chuyện bản thân

Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, chính vì thế nó cũng là cách truyền thông hiệu quả. Nếu là Huấn luyện viên về sức khỏe, bạn có thể viết về quá trình mình đã giảm cân như thế nào. Hoặc nếu bạn là một doanh nhân thành đạt, đừng quên chia sẻ những bài học kinh doanh. Còn bản thân mình là một Content Writer, mình sẽ chia sẻ những câu chuyện làm nghề content, hành trình tìm khách hàng, lập kế hoạch content,…

Những câu chuyện thành công của một cá nhân luôn kích thích sự tò mò từ độc giả. Họ sẽ không ngần ngại theo dõi và muốn biết thêm về hành trình của bạn.

Bạn có thể luân phiên thay đổi các ý tưởng viết bài để tạo ra những nội dung mới lạ, độc đáo trên blog hoặc Facebook. Đồng thời cách này cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian trong công việc sáng tạo nội dung. Đừng quên để lại bình luận về chủ đề viết lách bạn quan tâm để mình chia sẻ trong bài viết tiếp theo nhé.

2 bình luận

Để lại một bình luận