Everyone has a story to tell – Mỗi người đều có một câu chuyện để kể

Trong một lần từ quê chạy ra thành phố, một cậu bé trai mặc chiếc áo đen, sau lưng in dòng chữ tiếng Anh “Everyone has a story to tell” – tạm dịch “Mỗi người đều có một câu chuyện để kể”. Thế là cả một đoạn đường dài như thế, mình nghĩ mãi về dòng chữ này, về những câu chuyện đã từng viết, về hình thức storytelling nghiên cứu trong thời gian gần đây. Mình tin là mỗi người đều có một câu chuyện để kể và bài viết này sẽ giúp bạn kể chuyện như thế nào để người đọc nhớ mãi không quên.

“Mọi người đều có một câu chuyện để kể”

Everyone has a story to tell - Mỗi người đều có một câu chuyện để kể

Khi còn bé, mình thường được bà kể cho nghe những câu chuyện về thời thơ ấu của bà, về mối tình giữa bà và ông, về lý do ông từ biệt gia đình để khoác lên mình chiếc áo lính rồi đi mãi chẳng về. Mình rất thích nghe bà kể, giọng bà đều đều, có khi xúc động rơi lệ, có khi lấp lánh niềm vui trong ánh mắt. 

Mình xoa đôi bàn tay nhăn nheo ấy rồi nhủ thầm, những câu chuyện của bà khi nào cũng làm mình cảm thấy nghẹn ngào. Có thể mình sẽ chẳng bao giờ có những câu chuyện tuyệt vời như bà, sẽ chẳng có chất liệu nào ấn tượng để kể.

Cho đến trưởng thành từng kể xuyên kể lại câu chuyện của bà với bạn bè, đồng nghiệp của mình. Mình kể những khó khăn trong quá trình trở thành freelance writer, mình kể về tuổi thơ trên mạng xã hội, mình kể về chuyện cải thiện kỹ thuật viết cơ bản trên blog. Mình nhận ra, dường như tất cả chúng ta đều có một câu chuyện để kể; nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra điều đó.

Kể chuyện thế nào để độc giả không quên?

Mình bắt đầu kể câu chuyện đầu tiên vào năm 2014, trên blog văn chương của huyện. Tuy nhiên cột mốc đáng nhớ nhất của mình vào năm 2021, mình theo đuổi sự nghiệp freelance content writer bền vững và kể chuyện nhiều hơn.

Mình kể về trải nghiệm liên quan đến nghề writing mentor – cố vấn/hướng dẫn viết, về việc học viên của mình đã gặp vấn đề gì, vượt qua ra sao và có những “thành tựu” thế nào. Những câu chuyện này được chia sẻ trên blog duongstory.com và fanpage My whole life for writing, giúp lan tỏa công việc writing mentor hơn. Nhờ đó mình được nhiều bạn biết đến và đăng ký Khóa học online, Khóa học 1:1 cũng như các phiên mentoring 60 phút. Một số học viên sau này trở thành cộng tác viên của mình.

Hay mình thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm viết lách trên trang cá nhân, sau đó nhận được vài lời đề nghị cộng tác từ khách hàng có trong danh sách bạn bè (friend list). Thậm chí có khách hàng chuyển chi phí viết nội dung trước khi mình bắt tay vào thực hiện chỉ vì họ tin tưởng mình, tin vào những câu chuyện mình kể.

Bên cạnh đó, mình còn sử dụng storytelling để viết nội dung cho khách hàng (content social). Chẳng hạn như lồng ghép các câu chuyện tuổi thơ để viết nội dung cho một nhà hàng đề cao giá trị ẩm thực, văn hóa Việt, hay kể những câu chuyện thông qua các dự án chấp bút (ghostwriting).

Everyone has a story to tell - Mỗi người đều có một câu chuyện để kể

Vậy, kể chuyện thế nào để độc giả nhớ mãi không quên? Một vài kinh nghiệm kể chuyện trong hành trình làm nghề content writer của mình, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

– Quan sát và ghi chép

Quan sát càng nhiều bạn sẽ có những câu chuyện thú vị và đặc sắc. Đó có thể là câu chuyện của bạn, câu chuyện của một người quen hoặc bất kỳ ai khác. Sau khi quan sát, bạn có thể ghi nhớ hoặc tốt hơn hết là ghi chép lại những câu chuyện đó lại để làm tư liệu.

– Viết mỗi ngày 

Sau khi đã có chất liệu để kể, việc của bạn bây giờ là thực hành viết mỗi ngày từ những câu chuyện mà bạn trải qua, quan sát hoặc chứng kiến. Chỉ cần mỗi ngày kể lại những chuyện vừa trải qua, vừa nghe được sẽ giúp bạn tìm ra được giọng điệu, khám phá được phong cách viết phù hợp. Đọc thêm bài viết ở chuyên mục Storytelling của mình để áp dụng viết kể chuyện nhé.

– Kể chuyện cho người khác

Sau quá trình viết mỗi ngày, đòi hỏi bạn cần phải nâng cao kĩ thuật viết để sản xuất ra những câu chuyện cho độc giả hoặc cho khách hàng tương lai. Các câu chuyện không chỉ đơn thuần là kể lại những gì vừa xảy ra xung quanh mà trong câu chuyện ấy, bạn phải lồng ghép thông điệp, mục đích của mình. Chẳng hạn như bạn muốn bán một sản phẩm là cuốn ebook, bạn cần phải kể chuyện thế nào để khéo léo có được khách hàng. Mình sẽ chia sẻ sâu hơn trong bài Kể chuyện giúp mình có khách hàng như thế nào trong thời gian đến nhé.

Bài viết liên quan:

30 chủ đề luyện viết mỗi ngày giúp bạn viết tốt hơn

Sự khác biệt giữa viết cho chính mình và viết cho độc giả

Storytelling cho blog: Làm thế nào để kể chuyện hấp dẫn?

Đi tìm phong cách viết mang dấu ấn cá nhân cho riêng bạn

Sức mạnh của storytelling

– Kết nối: Những câu chuyện dù là ngọt ngào hay đắng cay, dù là vui vẻ hay đau khổ cũng có sức lan tỏa và kết nối giữa người viết và người đọc. Chẳng hạn như nhiều travel blogger chia sẻ câu chuyện về cuộc sống trẻ em vùng cao cũng là một cách kết nối những nhà hảo tâm tìm đến họ.

– Cho người viết & người đọc: Kể lại một câu chuyện không chỉ đơn giản thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mà còn vì những câu chuyện này có thể thay đổi một con người, thay đổi một định kiến hoặc cộng đồng.

– Bán hàng: Nếu bạn là một người bán hàng hoặc kinh doanh thì kể chuyện luôn là một trong những cách làm content hữu hiệu. Bản thân mình cũng từng kể chuyện để có khách hàng, có học viên và nhiều hơn thế nữa.

“Everyone has a story to tell – Mỗi người đều có một câu chuyện để kể” . Mình tin là có  rất nhiều câu chuyện xảy ra xung quanh chúng ta, những câu chuyện đang chờ để được kể ra và có những người khao khát đọc nó. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng kể câu chuyện của mình chưa?

Trả lời